5 BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH QUAI BỊ Ở TRẺ EM

Quai bị ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp. Hiện tại, bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị. Vì vậy, nếu không nhanh chóng chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. 

Những điều cần biết về bệnh quai bị ở trẻ em

Nhận biết bệnh quai bị ở trẻ em (Ảnh: Internet).

Quai bị ở trẻ em do virus paramyxovirus gây nên. Đây một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp qua đường hô hấp, đường ăn uống, qua giọt bắn nước bọt khi bệnh nhân nói, ho hắt hơi. Quai bị hay gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt tập trung ở trẻ từ 6-10 tuổi. Bị quai bị ở trẻ em thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, xuất hiện ở những nơi đông người như nhà trẻ, trường học… Mặc dù là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan nhưng quai bị ở trẻ em lại khó phát hiện do những dấu hiệu ở giai đoạn khởi phát giống với các triệu chứng cảm cúm thông thường.

Dấu hiệu và triệu chứng của bị quai bị ở trẻ em

1. Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn này thường kéo dài từ 17 – 18 ngày, trẻ không có nhiều triệu chứng, nên dễ lây lan mầm bệnh trong giai đoạn bị quai bị khi không có các biện pháp phòng ngừa.

2. Giai đoạn khởi phát

Sốt 38 – 39oC, đau đầu, kém ăn, mệt mỏi, đau họng và đau góc hàm, tuyến mang tai to dần và đau nhức là những triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn này.

3. Giai đoạn toàn phát

Sau 24 – 48 giờ khởi phát bệnh, xuất hiện dấu hiệu viêm tuyến mang tai. Lúc đầu, trẻ sưng 1 bên mang tai, sau 1- 2 ngày sưng bên còn lại, ít có trường hợp bị quai bị ở trẻ em sưng 1 bên. Hai bên má trẻ căng bóng thường không đối xứng 2 bên, nóng, đau, không đỏ. Trẻ bị đau hàm khi nói chuyện hoặc nhai.

4. Giai đoạn lui bệnh

Nếu được chăm sóc tốt và điều trị kịp thời, trẻ có thể khỏi bệnh sau khoảng 10 ngày, tuyến nước bọt không bị sưng và hóa mủ (trừ trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn).

Nhận biết bệnh quai bị ở trẻ em (Ảnh: Internet).

Các biến chứng thường gặp của bệnh quai bị

Nếu không được điều trị đúng cách, quai bị ở trẻ có thể dẫn đến các biến chứng thường gặp:

– Viêm tinh hoàn ở bé trai.

– Viêm buồng trứng ở bé gái.

– Viêm màng não do virus.

– Viêm não.

– Điếc tai.

Ngoài ra còn một số biến chứng ít gặp hơn như: viêm tụy, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp…

Một số biện pháp chăm sóc trẻ bị quai bị

– Cho trẻ uống nhiều nước, không nên uống nước trái cây vì có thể kích thích tiết nước bọt nhiều gây đau trong thời gian bị quai bị ở trẻ em.

– Chườm lạnh trên vùng bị sưng có thể giúp giảm đau.

– Ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, không nên cho trẻ ăn một số loại trái cây như cam, chanh, bưởi.

– Nghỉ ngơi đầy đủ.

– Súc miệng bằng nước ấm, nước muối sinh lý.

– Không nên bôi các loại thuốc lên vùng sưng đau hoặc tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

– Tránh cho trẻ vận động, chạy nhảy nhiều khi bệnh đang diễn tiến.

Phòng bệnh quai bị ở trẻ em như thế nào?

Cách tốt nhất để phòng bệnh là tiêm vắc xin cho trẻ.

>>> Xem thêm: 9 CÂY TẮM THỦY ĐẬU HIỆU QUẢ CHO TRẺ

Tổng hợp