BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM KHI TRẺ THỪA CÂN, BÉO PHÌ

Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của trẻ kéo theo đó là một loạt hệ lụy về các bệnh khác, tuy nhiên lại không có nhiều bậc phụ huynh nhận biết rõ được điều này.

Biến chứng thừa cân, béo phì nguy hiểm thế nào?

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2030, Việt Nam sẽ có hai triệu trẻ béo phì. Con số này sẽ không dừng lại nếu trẻ không có chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai – nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa miền Bắc, Trung tâm Dinh dưỡng Y học – Vận động Nutrihome, phòng ngừa và điều trị bệnh béo phì ở trẻ rất khó khăn. Lý do phần lớn bố mẹ không biết con mình thừa cân hoặc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ thấp hơn thực tế, cho đến khi bệnh béo phì ở mức báo động

“Thậm chí, không ít phụ huynh luôn nói con lười ăn, nhưng khi đối chiếu tỷ lệ chiều cao với cân nặng, trẻ đã thừa tới vài cân so với chuẩn. Trẻ béo phì có nguy cơ mắc các bệnh như người lớn, nhưng mức độ nặng hơn vì bệnh xuất hiện sớm và thời gian kéo dài. Từ đó dẫn đến chức năng tâm lý xã hội kém, giảm khả năng tiếp thu, chậm chạp, sức đề kháng yếu…”, bác sĩ Mai nói.

Thừa cân béo phì ở trẻ đang là gánh nặng của toàn thế giới (Ảnh: Internet).

Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ béo phì, thừa cân

Thừa cân, béo phì có thể gây ra các bệnh lý như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp… thậm chí ung thư

1. Bệnh đái tháo đường

Trên thế giới, cứ 12 người sẽ có một người bị đái tháo đường. Riêng Việt Nam có đến 65% người mắc bệnh đái tháo đường, trong đó trẻ thừa cân, béo phì nằm trong nhóm nguy cơ “báo động đỏ”. Tình trạng này ở trẻ gồm hai loại sau:

Đái tháo đường tuýp 1: do tuyến tụy không tiết đủ insulin để đưa glucose từ máu vào trong các tế bào, làm nhiệm vụ nuôi dưỡng cơ thể. Việc thiếu hụt dẫn đến glucose trong máu tăng, gây đái tháo đường tuýp 1.

Đái tháo đường tuýp 2: tình trạng tụy vẫn tiết đủ insulin, thậm chí tiết nhiều hơn. Nhưng do xuất hiện tình trạng kháng insulin, glucose không vào được trong các tế bào, dẫn đến tăng glucose trong máu. Từ đó gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tổn thương các mạch máu nhỏ (làm giảm thị lực, suy thận), các mạch máu lớn (nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hoại tử chi), các dây thần kinh… Đây là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi và sẽ đeo đuổi trẻ suốt đời. Khi bị đái tháo đường tuýp 2, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Trẻ em béo phì có nguy cơ mắc các bệnh như người lớn nhưng nặng hơn (Ảnh: Internet).

2. Bệnh tim mạch

Trẻ béo phì có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch ở tuổi trưởng thành như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, rối loạn lipid máu…

3. Chứng rối loạn giấc ngủ

Biểu hiện là trẻ bỗng dưng thức giấc la hét, dậy nhiều lần trong đêm, ngủ ngắn… triệu chứng có thể kéo dài từ một đến vài tháng. Ngoài ra, trẻ còn rơi và tình trạng ngừng thở ngắn kèm ngáy khi ngủ, mất ngủ, cơn hoảng sợ ban đêm…

4. Bệnh về xương khớp

Trẻ béo phì lúc nhỏ có nguy cơ viêm khớp sau này. Chỉ số BMI tăng ở trẻ làm tăng đáng kể tỷ lệ viêm khớp tự phát, viêm khớp gối hoặc hông lần lượt là 1,7%, 0,6% và 0,6% (trên mỗi đơn vị BMI tương ứng). Cân nặng quá chuẩn sẽ gây thêm áp lực lên khớp gối, dẫn đến viêm khớp cao ở tuổi trưởng thành.

5. Bệnh về gan mật

Các biến chứng gan ở trẻ béo phì đã được ghi nhận như: gan nhiễm mỡ, tăng men gan. Những bất thường ở gan sẽ làm tăng gánh nặng cho mật, dễ bị bệnh sỏi mật.

6. Ảnh hưởng tâm lý xã hội

Trẻ thừa cân, béo phì dễ bị kỳ thị bởi bạn bè cùng lứa, khiến trẻ thiếu tự tin, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến kết quả học tập và chất lượng sống. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể khiến con rối loạn và tạo thói quen ăn uống không lành mạnh.

Giảm béo bằng chế độ dinh dưỡng, vận động

Tình trạng trên có thể phòng ngừa, chữa trị với nguyên tắc: giảm năng lượng ăn vào và tăng năng lượng tiêu hao.

Với trẻ đang trong giai đoạn phát triển, cần nhiều chất dinh dưỡng. Nếu phương pháp điều trị không khoa học, trẻ sẽ bị thiếu chất, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ.

Trẻ được xây dựng thực đơn theo sở thích và thói quen ăn uống nên dễ tuân thủ phác đồ điều trị, nhanh chóng đạt mục tiêu (Ảnh: Internet).

Điều trị béo phì ở trẻ không phải chỉ là giảm cân, bởi nếu giảm không đúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Muốn đưa trẻ về cân nặng bình thường và khỏe mạnh, bố mẹ phải phối hợp với bác sĩ dinh dưỡng, theo sát tình trạng sức khỏe của trẻ, từ đó xây dựng phác đồ thích hợp. Tham khảo các cách sau:

– Thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế cho trẻ dùng thực phẩm giàu năng lượng, tránh tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Thay vào đó, tập cho con bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, sữa chua, ăn đồ hấp, luộc, kho…

Chế độ ăn không lành mạnh là nguyên nhân lớn dẫn tới béo phì (Ảnh: Internet).

– Phối hợp với bác sĩ dinh dưỡng, theo dõi chặt chẽ, ngăn chặn biến chứng của thừa cân, béo phì.

– Cuối cùng mới là giảm cân. Dựa theo thể trạng của trẻ, các bác sĩ dinh dưỡng sẽ “thiết kế” phác đồ phù hợp.

– Tăng cường hoạt động thể lực: vận động góp phần giảm cơ hội ăn nhiều, giúp trẻ tiêu hao năng lượng. Thời gian tập mỗi lần phù hợp với loại hình, cường độ và tình trạng sức khỏe, ít nhất 30 phút một lần và 5 ngày một tuần. Hạn chế ngồi xem tivi, chơi điện thoại.

– Tập thói quen cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc.

>>> Xem thêm: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐÚNG CÁCH CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Tổng hợp